Cơ Cấu Nền Kinh Tế Bao Gồm Các Nhóm Nào? Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Là Gì?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Cơ cấu nền kinh tế bao gồm những nhóm thành phần nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định của của kinh tế mỗi quốc gia. Chúng ta cùng Đà Nẵng tuyển dụng tìm hiểu về các vấn đề này và xem nước ta đang gặp khó khăn nào khi thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhé!

Cơ cấu nền kinh tế bao gồm những nhóm nào?

Nền kinh tế của mỗi quốc gia thường được chia thành 3 nhóm chính: Nông – lâm – ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ và Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao hơn nông nghiệp.

Mỗi ngành chiếm mỗi tỉ trọng khác nhau, có vai trò đóng góp vào sự phát triển của một đất nước. Phản ánh trình độ phát triển và sự phân công lao động đối với nền kinh tế.

Thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

Là quá trình khách quan làm thay đổi các yếu tố: cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng. Của các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và các vùng. Nhằm đạt được cơ cấu hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.

Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Bởi quá trình chuyển dịch này rất đa dạng, nhiều khi không theo quy luật nào cả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất sâu sắc. Đối với năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh giữa các thành phố và khu vực khác nhau. Ảnh hưởng đến nhân khẩu học bao gồm việc phân phối thu nhập, vấn đề việc làm, các dịch vụ sản xuất chuyên biệt, sự di chuyển vốn, nền kinh tế phi chính thức, công việc không theo tiêu chuẩn và chi tiêu công…

Khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

  • Nguồn vốn phân bổ thấp vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong khi đó lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào những ngành này. Kèm thep sự cũ kỹ của phương thức sản xuất.
  • Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, khai khoáng, xây dựng. Tuy nhiên do một số điều kiện nên chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
  • Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành. Khi sự dịch chuyển lao động và nguồn vốn đầu tư giữa các ngành thiếu ổn định và không đồng bộ.
  • Đã tăng mạnh lực lượng lao động và vốn vào ngành dịch vụ. Nhưng tỷ trọng đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội của ngành này chưa có sự tăng trưởng đáng kể.
  • Kinh tế tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp
  • Căng thẳng thương mại giữa các nước trên thế giới, sự biến đổi khí hậu. Và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Kế hoạch cơ cấu kinh tế trong những năm tới

  • Giải quyết tình trạng thất nghiệp thời vụ bằng cách đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
  • Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ
  • Phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nước. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu thay vì nhập khẩu.
  • Tận dụng lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên đặc sắc để tăng cường phát triển du lịch.
  • Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị công lập.
  • Tăng cường liên kết các vùng, liên kết đô thị – nông thôn. Phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn.
  • Hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Thúc đẩy kinh tế đô thị, nâng cao vai trò đổi mới, sáng tạo của các trung tâm, thành phố lớn cũng như phát huy vai trò chủ đạo đổi mới mô hình tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm.
  • Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid19.

Những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về cơ cấu nền kinh tế nói chung. Và sự chuyển dịch nền kinh tế ở Việt Nam nói riêng. Để có thể góp một phần công sức vào việc phát triển kinh tế đất nước. Thông qua việc sử dụng nguồn lực đất nước. Bằng những hành động dù là nhỏ nhất.